1
First First First First First Second Third Four
01:16 EST Thứ sáu, 01/12/2023

Trích các quy định tại Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 và Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ (biện pháp cách ly y tế)

Thứ ba - 24/03/2020 22:16
              Kính thưa: Toàn thể Nhân dân thành phố.
            Để mỗi công dân hiểu và chấp hành nghiêm các quy định tại Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ về “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế và phòng chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch và Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ về “ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế” . Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố xin trích một số Điều của Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 và Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ như sau:  

I. Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ về “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế và phòng chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch
Điều 1. Áp dụng biện pháp cách ly y tế
1. Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch, trừ đối tượng là người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh dịch thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là một số bệnh thuộc nhóm B);
b) Người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B;
c) Người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B.
2. Biện pháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;
b) Người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.
Điều 2. Thẩm quyền, hình thức quyết định và thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế
1. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế:
a) Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà hoặc tại cơ sở y tế đối với các đối tượng quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 4 Điều 1 Nghị định này;
b) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định này;
c) Người đứng đầu cơ quan phụ trách cửa khẩu quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này.
2. Việc quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế được thực hiện theo một trong các hình thức sau:
a) Ban hành quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với từng đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế;
b) Ban hành quyết định phê duyệt danh sách các trường hợp bị áp dụng biện pháp cách ly y tế;
c) Phê duyệt trực tiếp trên bản danh sách các trường hợp bị áp dụng biện pháp cách ly y tế.
3. Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế:
a) Thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định nhưng không quá 21 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực. Riêng đối với hình thức cách ly y tế tại cửa khẩu, thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế không quá 02 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế có hiệu lực;
b) Trường hợp hết thời hạn áp dụng biện pháp cách ly y tế mà đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế chưa khỏi bệnh hoặc chưa được xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì phải gia hạn thời gian cách ly.
Quyết định gia hạn thời gian cách ly y tế là 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
Điều 3. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà
1. Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi phát hiện người thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, Trạm trưởng Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) lập danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, phê duyệt.
2. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của Trạm trưởng Trạm y tế xã, Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã phải quyết định việc phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế. Trường hợp từ chối phê duyệt phải nêu rõ lý do.
3. Trong thời gian 03 giờ, kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế được phê duyệt, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
a) Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thân nhân của họ, đồng thời thông báo cho Công an xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng cụm dân cư, trưởng thôn, già làng, trưởng bản, trưởng làng, trưởng ấp, trưởng phum, trưởng sóc để phối hợp giám sát việc thực hiện biện pháp cách ly y tế; 
b) Tổ chức thực hiện các biện pháp giám sát, theo dõi sức khỏe của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế;
c) Báo cáo và đề xuất với Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã về các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa nguy cơ lây nhiễm từ người bị cách ly y tế ra cộng đồng.
4. Trường hợp người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch cấp xã để xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Sau khi tiếp nhận đối tượng, người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện việc cách ly và chăm sóc, điều trị cho người bệnh;
b) Thông báo với Trạm trưởng Trạm Y tế xã về tình trạng bệnh của người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế.
6. Sau khi nhận được thông báo của người đứng đầu khoa, phòng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận đối tượng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã có trách nhiệm:
a) Thông báo hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cách ly y tế trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó không mắc bệnh truyền nhiễm;
b) Lập danh sách những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong trường hợp nhận được thông báo xác định người đó mắc bệnh truyền nhiễm.
Điều 4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế
1. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi phát hiện đối tượng thuộc quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, trưởng khoa, phòng nơi đối tượng đang khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế và báo cáo người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để xem xét, phê duyệt.
2. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của trưởng khoa, phòng nơi đối tượng đang khám bệnh, chữa bệnh, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải phê duyệt danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế.
Trường hợp đối tượng thuộc khoản 4 Điều 3, khoản 5 Điều 5 Nghị định này, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải phê duyệt lại danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế mà chỉ thực hiện thủ tục tiếp nhận người bệnh và chỉ đạo việc thực hiện cách ly y tế đối với đối tượng tại cơ sở của mình.
3. Trong thời gian 01 giờ, kể từ khi danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế được phê duyệt, trưởng khoa, phòng nơi đối tượng đang khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Thông báo việc áp dụng biện pháp cách ly y tế cho đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và thân nhân của họ;
b) Chuyển đối tượng đến địa điểm thực hiện cách ly y tế và phân công nhân viên trực tiếp chăm sóc, điều trị cho đối tượng.
4. Trường hợp sau khi áp dụng biện pháp cách ly y tế mà xác định người bị áp dụng biện pháp cách ly không mắc bệnh truyền nhiễm, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thông báo hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cách ly y tế đối với người đó.
5. Sau khi hết thời gian cách ly, nếu người bệnh chưa khỏi bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người bệnh đang điều trị quyết định việc gia hạn thời gian cách ly.
Điều 7. Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời
1. Biện pháp ngăn chặn tạm thời được áp dụng trong thời gian chờ quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 2 Nghị định này.
2. Các biện pháp ngăn chặn tạm thời gồm:
a) Bắt buộc áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm;
b) Hạn chế giao tiếp của đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế với môi trường và cộng đồng xung quanh.
3. Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn:
a) Trạm trưởng Trạm Y tế xã đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này;
b) Trưởng khoa, phòng nơi đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang khám bệnh, chữa bệnh;
c) Người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới đối với đối tượng thuộc quy định khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
d) Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
4. Thời gian áp dụng biện pháp ngăn chặn:
a) Không quá 03 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này;
b) Không quá 01 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định này;
c) Không quá 06 giờ đối với đối tượng thuộc quy định Điều 6 Nghị định này.
Chương 2.
ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG DỊCH ĐẶC THÙ TRONG THỜI GIAN CÓ DỊCH
Điều 17. Áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng trong vùng có dịch
1. Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng:
a) Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đường lây truyền của dịch bệnh là đường hô hấp và nguy cơ lây truyền ở mức độ cao.
2. Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng được thực hiện khi cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đã khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm.
3. Thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng trong trường hợp dịch xảy ra theo đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch cấp huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng trong trường hợp dịch xảy ra trên địa bàn từ hai huyện trở lên theo đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh;
c) Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng đối với các hoạt động, dịch vụ có quy mô lớn ở trong nước.
4. Nội dung của quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng:
a) Quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng phải quy định rõ các hình thức tập trung đông người, hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng bị cấm, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định;
b) Quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng phải quy định rõ các hình thức tập trung đông người, hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng được hủy bỏ quyết định cấm, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định.
5. Trường hợp hết thời gian trong quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng nhưng vẫn chưa khống chế được dịch, Thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tương ứng hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế để xem xét, quyết định việc ban hành quyết định điều chỉnh thời gian áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
 
 
II. Nghị định 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 của Chính phủ về “ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”
 
Điều 10. Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
b) Không thông báo Ủy ban nhân dân và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch;
b) Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch;
b) Thực hiện việc thu phí khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực vật và vật khác là trung gian truyền bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
c) Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;
b) Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
c) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;
b) Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
c) Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
d) Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
c) Buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 và Điểm d Khoản 6 Điều này.
 
Nguồn:  Trích Nghị định 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 và Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.


Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
App VNEID
Chung tay day lui Covid
Nha Trang Diem Den An Toan
Nói không với tin giả về covid-19
Đăng ký cấp chứng thư số cơ quan và cá nhân
Video phải
Góp ý dự thảo văn bản
Pho bien giao duc phap luat
Bo phap dien
Tuyen truyen Bien Dao
Công Báo Khánh hoà
Cổng thông tin điện tử Khánh Hoà
Bộ Văn hóa Thể thao
Sở Văn hóa Thể thao
Quảng bá du lịch Nha Trang

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 101


Hôm nayHôm nay : 20641

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 20641

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 12342559